BỆNH ZONA: TRIỆU CHỨNG VÀ BIẾN CHỨNG

Zona là bệnh lý ngoài da, sẽ rất nguy hiểm khi biến chứng, đặc biệt khi bệnh lây lan đến mắt, mồm..Hiện nay đã có nhiều phương pháp hiện đại trong điều trị zona, giúp bệnh nhân tiết kiệm thời gian điều trị. Để giúp khách hàng hiểu rõ hơn về căn nguyên gây bệnh từ đó hướng dẫn các phòng và chữa zona, các bác sĩ tại Phòng khám Da liễu Hà Nội sẽ giải đáp những thắc mắc liên quan đến căn bệnh này.
Bệnh zona là gì ?
Zona hay còn gọi là bệnh giời leo, gây ra do sự tái hoạt virut Varicella zoster tiềm ẩn ở rễ thần kinh cảm giác cạnh cột sống trong quá khứ.
Đây là bệnh nhiễm trùng da với biểu hiện là các ban đỏ, mụn nước, mụn mủ lõm giữa tập trung thành đám dọc theo đường phân bố của thần kinh ngoại biên. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, thường gặp hơn ở người già, người suy giảm miễn dịch, đặc biệt người bị nhiễm HIV/AIDS.
Nguyên nhân
 Hệ miễn dịch suy giảm: Đối với nguyên nhân này thường rơi vào đối tượng là trẻ em. Trẻ em thường có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu trước đó và dẫn tới bệnh zona sau này bởi hệ miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện nên khả năng virus tái hoạt động gây bệnh là rất cao.
 Hệ miễn dịch suy yếu: Với nguyên nhân này thường rơi vào đối tượng là người già. Tỷ lệ bệnh zona xuất hiện ở lứa tuổi này nhiều nhất là trên 50 tuổi do hệ miễn dịch của họ đang bị suy yếu, mất khả năng ức chế virus gây bệnh.
– Do stress kéo dài: Căng thẳng thần kinh là điều kiện thuận lợi để virut phát triển và khiến cho bệnh nặng hơn.
Triệu chứng và biến chứng của bệnh
Bệnh zona thông thường có những triệu chứng sau:
– Trước 1-5 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân có cảm giác khó chịu tại một vùng da như bỏng, nóng rát..
– Bề mặt da xuất hiện các nốt đỏ nhỏ, tập trung thành mảng khoảng vài cm, sắp xếp dọc theo đường đi của 1 dây thần kinh ngoại biên
– Xuất hiện các mụn nước, các bọng nước tập trung thành đám, sau vài ngày hơi lõm xuống, đục và dập vỡ rồi đóng vảy.
– Mức độ đau rất đa dạng, đau nhẹ như cảm giác bỏng rát, âm ỉ từng cơn nếu nặng sẽ như kim châm, giật từng cơn.
Biến chứng
Zona là bệnh có tiến triển không theo chu kì và có những biến chứng khó lường, điển hình là
– Biến chứng thường gặp nhất là đau dây thần kinh sau bệnh zona, nhất là ở người cao tuổi. Các cơn đau đôi khi kéo dài cả năm sau khi vết thương trên da đã lành.
– Nhiều trường hợp bị biến chứng gây bội nhiễm da, tạo thành mụn mủ loét sâu, sưng bóng lên và rất đau; viêm màng não, viêm tụy cắt ngang, xuất huyết giảm tiểu cầu… do xử lý sai bệnh zona.
– Nguy hiểm hơn khi zona tấn công dây thần kinh tam thoa ở mặt, mụn nước sẽ mọc trên mặt, trong miệng và mắt.
– Nếu mụn mọc gần mắt, cần đi bác sĩ nhãn khoa ngay vì zona có thể làm giảm thị lực. Nếu tổn thương vào dây thần kinh thị giác sẽ gây mù mắt. Zona tấn công vào tai, có thể giảm thính lực.
– Phụ nữ mang thai mắc bệnh zona có thể gây hại cho thai nhi
Cách chữa trị
Hiện nay có rất nhiều phương pháp được áp dụng để chữa trị zona, cùng điểm qua một số cách được nhiều người thực hiện dưới đây:
– Sử dụng một số loại nguyên liệu từ thiên nhiên và dễ tìm như tỏi, nha đam và mật ong để chữa trị zona. Tỏi các tác dụng diệt khuẩn sẽ giúp cho vết thương nhanh lành, các tinh chất từ sữa có tác dụng trong việc làm lành vết thương và ngăn ngừa mụn, nha đam lành tính giúp làm dịu và giảm ngứa. Đây là cách làm đơn giản nhưng đòi hỏi người bệnh phải kiên trì.
– Sử dụng thuốc uống kết hợp bôi ngoài da để nhanh lành vết thương, giảm số thương tổn mới và giảm đau sau zona. Thuốc nên được sử dụng sớm, tốt nhất trong 72 giờ đầu. Bệnh nhân tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc mà phải theo đơn mà bác sĩ chỉ định.
– Trường hợp bệnh nặng, có thương tổn ở vùng mắt phải đến gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để khám và xây dựng phác đồ điều trị ngay để bệnh không tiến triển xấu và để lại hậu quả.
Sau khi điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ nguyên tắc điều trị mà bác sĩ yêu cầu đồng thời kết hợp sử dụng một số loại thuốc kháng virut.
Những lưu ý khi bị zona
Để tránh không bị lang ben và làm cho bệnh không nặng hơn, cần lưu ý:
– Khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh zona, người bệnh không được chủ quan mà phải đến ngay cơ sở y tế, phòng khám để khám và điều trị kịp thời.
– Tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc điều trị và sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
– Chăm sóc và bảo vệ cẩn thận, luôn vệ sinh cơ thể và nơi ở sạch sẽ, thoáng mát
– Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học, đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
– Tránh sử dụng một số thực phẩm như socola, ngũ cốc, rượu bia…

Author Info

dladmin@491

No Comments

Comments are closed.