BỆNH VẢY CÁ NẾU KHÔNG ĐIỀU TRỊ KỊP THỜI BẠN SẼ PHẢI SỐNG VỚI NÓ CẢ ĐỜI

Bệnh vảy các là căn bệnh về da có tính di truyền cao và biểu hiện đặc trưng của bệnh là nhiều vảy lan rộng. Đối với những người bị vảy các di truyền, khi mới sinh ra đã mắc bệnh và tồn tại suốt cả cuộc đời. Là căn bệnh ngoài da lành tính, nếu điều trị đúng cách và kịp thời sẽ khỏi, có những người phải sống cả đời với căn bệnh này.

Phân loại vảy cá
1. Bệnh vảy các di truyền
– Bệnh vảy các di truyền trội
– Bệnh vảy cá di truyền lặn liên quan đến nhiễm sắc thể X
– Đỏ da toàn thân dạng vảy cá không có bọng nước
– Bệnh vảy cá vảy lá (collodion baby)
– Đỏ da toàn thân dạng vảy cá bọng nước
– Bệnh vảy cá bọng nước
2. Bệnh vảy cá mắc phải
Nguyên nhân gây bệnh

Bị vảy cá bẩm sinh

Di truyền:
– Di truyền là nguyên nhân gây ra bệnh vảy cá phổ biến nhất. Bệnh vảy cá mang tính chất gia đình, là kết quả của đột biến di truyền. Gen đột biến trong bệnh vảy cá được tìm thấy trên nhiễm sắc thể Iq21, có liên quan đến 1 loại protein (gọi là filaggrin).

Dinh dưỡng kém:
– Đây cũng là một nguyên nhân khác hình thành căn bệnh vảy cá. Bổ sung dinh dưỡng không đủ sẽ không thể chống chọi lại với tác nhân gây bệnh bên ngoài.
– Cơ thể suy nhược, mắc bệnh ung thư, suy thận mãn tính, bệnh tuyến giáp,…cũng làm xuất hiện vảy cá.
Bị mắc các bệnh ngoài da khác:
– Vảy cá có thể hình thành khi da bị các tổn thương khác, nhất là tổn thương do vảy nến, viêm da dị ứng, dày sừng pilaris,…

Cách phòng bệnh
Vảy cá là căn bệnh khó chữa, phải kiên trì trong thời gian dài mới có thể khỏi được bệnh, quan trọng hơn cả bạn nên biết để phòng bệnh sẽ tốt hơn.
+ Nếu trong gia đình có người thân bị bệnh vảy cá, nên được chữa trị ngay. Cần thiết chữa bệnh trước khi kết hôn để ngăn bệnh lây truyền cho thế hệ sau.
+ Tránh môi trường độc hại, chất độc hóa học để không bị các bệnh ngoài da như vảy cá, vảy nến, á sừng, dày sừng, viêm da,…
+ Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng mỗi ngày cho cơ thể khỏe mạnh. Mỗi người nên tự bảo vệ bản thân bằng cách ăn uống đủ chất, tránh các chất kích thích gây hại.
+Vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày, tập thể dục thể thao giúp tăng cường đề kháng.
+ Cần khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ 1 lần để sớm phát hiện và chữa trị mọi căn bệnh.

Bệnh vảy các là căn bệnh về da có tính di truyền cao và biểu hiện đặc trưng của bệnh là nhiều vảy lan rộng. Đối với những người bị vảy các di truyền, khi mới sinh ra đã mắc bệnh và tồn tại suốt cả cuộc đời. Là căn bệnh ngoài da lành tính, nếu điều trị đúng cách và kịp thời sẽ khỏi, có những người phải sống cả đời với căn bệnh này.

Phân loại vảy cá

1 Bệnh vảy các di truyền

-Bệnh vảy các di truyền trội

-Bệnh vảy cá di truyền lặn liên quan đến nhiễm sắc thể X

-Đỏ da toàn thân dạng vảy cá không có bọng nước

-Bệnh vảy cá vảy lá (collodion baby)

-Đỏ da toàn thân dạng vảy cá bọng nước

-Bệnh vảy cá bọng nước

2 Bệnh vảy cá mắc phải

Vảy cá đang tróc da

Nguyên nhân gây bệnh

Di truyền:

Di truyền là nguyên nhân gây ra bệnh vảy cá phổ biến nhất. Bệnh vảy cá mang tính chất gia đình, là kết quả của đột biến di truyền. Gen đột biến trong bệnh vảy cá được tìm thấy trên nhiễm sắc thể Iq21, có liên quan đến 1 loại protein (gọi là filaggrin).

Dinh dưỡng kém:

-Đây cũng là một nguyên nhân khác hình thành căn bệnh vảy cá. Bổ sung dinh dưỡng không đủ sẽ không thể chống chọi lại với tác nhân gây bệnh bên ngoài.

-Cơ thể suy nhược, mắc bệnh ung thư, suy thận mãn tính, bệnh tuyến giáp,…cũng làm xuất hiện vảy cá.

Bị mắc các bệnh ngoài da khác:

-Vảy cá  có thể hình thành khi da bị các tổn thương khác, nhất là tổn thương do vảy nến, viêm da dị ứng, dày sừng pilaris,…

Cách phòng bệnh

Vảy cá là căn bệnh khó chữa, phải kiên trì trong thời gian dài mới có thể khỏi được bệnh, quan trọng hơn cả bạn nên biết để phòng bệnh sẽ tốt hơn.

+ Nếu trong gia đình có người thân bị bệnh vảy cá, nên được chữa trị ngay. Cần thiết chữa bệnh trước khi kết hôn để ngăn bệnh lây truyền cho thế hệ sau.

+ Tránh môi trường độc hại, chất độc hóa học để không bị các bệnh ngoài da như vảy cá, vảy nến, á sừng, dày sừng, viêm da,…

+ Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng mỗi ngày cho cơ thể khỏe mạnh. Mỗi người nên tự bảo vệ bản thân bằng cách ăn uống đủ chất, tránh các chất kích thích gây hại.

+Vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày, tập thể dục thể thao giúp tăng cường đề kháng.

+ Cần khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ 1 lần để sớm phát hiện và chữa trị mọi căn bệnh.

Điều trị bệnh

1 Vảy cá bẩm sinh

-Gồm có vảy cá thông thường và vảy cá di truyền lặn liên quan tới giới tính.

-Giữ ẩm da bằng sữa tắm hoặc dùng kem chống khô da

-Bạt sừng bong vảy:  axit salicylic, axit lactic, urea.

Toàn thân: vitamin A axit (acitretin) 0,5-1mg/kg.

2 Vảy cá mắc phải

Biểu hiện lâm sàng và mô bệnh học cũng như bệnh vảy cá thông thường. Tuy nhiên, bệnh có những điểm khác là các nếp gấp bị tổn thương dày sừng hơn, có ngứa. Hiếm gặp, có thể chỉ là một triệu chứng của bệnh di truyền tiềm ẩn hoặc gặp trong các bệnh suy dinh dưỡng, phản ứng thuốc, các bệnh hệ thống (lupus đỏ, suy thận, phong, AIDS…). Bệnh có thể điều trị khỏi.

-Phụ thuộc vào mức độ nặng của bệnh.Những trường hợp nhẹ hoặc trung bình như vảy cá thông thường hoặc vảy cá liên quan đến nhiễm sắc thể X thì chỉ điều trị tại chỗ bằng bằng các thuốc dịu da bong vảy như:

+ Mỡ axit salicylic 5% (chú ý không dùng cho trẻ mới đẻ vì nguy cơ gây ngộ độc nặng).

+ Kem hoặc mỡ urea 10-12%

+ Kem hoặc mỡ axit lactic 5-10%.

+ Dày sừng khu trú dùng dung dịch propylen glycol 40% băng bịt ban đêm rất có hiệu quả. Không dùng cho trẻ em vì sẽ hấp thụ một lượng lớn vào cơ thể gây ngộ độc thận và có thể gây viêm da tiếp xúc.

-Những trường hợp nặng như vảy các vảy lá, đỏ da toàn thân dạng vảy cá bẩm sinh bong nước, ngoài điều trị tại chỗ bằng các thuốc trên thì có thể kết hợp với điều trị toàn thân:

Vitamin A axit, người lớn 25-35mg/ngày, trẻ em 0,5mg/kg/ngày cải thiện bệnh rõ rệt.

Author Info

dladmin@491

No Comments

Comments are closed.