Cách chữa bệnh sùi mào gà ở nam giới và nữ giới

Cách chữa bệnh sùi mào gà được phân loại thành 2 phương pháp chính: Điều trị nội khoa bằng thuốc và can thiệp ngoại khoa (bao gồm phẫu thuật hoặc vật lý trị liệu như đốt điện, laser, áp lạnh).

Bác sĩ sẽ đề nghị phương pháp điều trị phù hợp tùy thuộc vào mức độ bệnh lý, điều kiện hiện có của bệnh viện và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Thuốc chữa sùi mào gà

Thuốc chữa bệnh sùi mào gà chủ yếu là thuốc bôi trực tiếp ngoài da, tại vị trí xuất hiện các mụn sùi để chúng bong tróc và tách ra. Một số loại thuốc bôi vẫn thường được áp dụng hiện nay là:

  • Imiquimod (Aldara, Zyclara)

Công dụng: Thuốc tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể để chống lại sự phát triển của virus HPV, ngăn chặn sự xuất hiện mụn sùi.

Tác dụng phụ: Gây đỏ da, phát ban, đau nhức cho vùng da bôi, cơ thể mệt mỏi… Ngoài ra, việc bôi thuốc có thể làm giảm chất lượng của bao cao su, gây kích ứng da bạn tình. Do đó, không nên quan hệ tình dục nếu kem vẫn còn trên da.

  • Podophyllin và podofilox (Condylox)

Công dụng: Podophyllin chiết xuất từ một loại nhựa của thực vật, giúp phá hủy mô tế bào của sùi mào gà trên bề mặt da. (Podophyllin và podofilox cùng có một hợp chất hoạt tính như nhau).

Tác dụng phụ: Thuốc dễ gây kích ứng da, sưng hoặc đau cho các vùng da xung quanh, không thể bôi lên các mụn sùi ở bên trong bộ phận sinh dục, không thể dành cho phụ nữ mang thai.

  • Tricloaxetic (TCA)

Công dụng: Thuốc đốt cháy các tế bào mụn sùi mào gà ở bên trong bộ phận sinh dục.

Tác dụng không mong muốn: Thuốc gây kích ứng da nhẹ, sưng hoặc đau.

  • Sinecatechin (Veregen)

Công dụng: Chuyên đặc trị các mụn sùi ở bên ngoài bộ phận sinh dục và xung quanh bên ngoài hậu môn, không dùng cho các vùng da bên trong cơ thể như âm đạo, cổ tử cung, trực tràng hoặc niệu đạo.

Tác dụng phụ: Cũng như các loại thuốc bôi sùi mào gà khác, thuốc có thể gây kích ứng da, sưng hoặc đau cho vùng da bôi thuốc.

  • Lưu ý: Những thuốc kể trên là thuốc bán theo đơn. Vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng các loại thuốc trên khi có chỉ định của bác sĩ.

Phương pháp ngoại khoa chữa sùi mào gà

Can thiệp ngoại khoa được chỉ định nếu mụn sùi mào gà có kích thước lớn hoặc mụn sùi ở bên trong cơ thể, điều trị sùi mào gà ở phụ nữ mang thai.

  • Liệu pháp áp lạnh với nitơ lỏng (cryotherapy)

Dùng ni tơ lỏng hoặc cacbondioxit đông lạnh lên các tế bào da bị tổn thương, gây ra một vết rộp xung quanh các mụn sùi. Các mụn sùi sẽ bong ra theo da rộp và da mới sẽ thay thế chỗ tổn thương. Bạn có thể cần điều trị bằng liệu pháp áp lạnh từ 5-15 phút, tiến hành nhiều lần.

Phương pháp áp lạnh chữa khỏi 70% bệnh, không để lại sẹo, thích hợp với tình trạng bệnh nhẹ tuy nhiên có thể gây đau và sưng.

  • Dao mổ điện

Dùng dòng điện cao tần đốt nóng các mụn sùi, phù hợp với thể sùi khô. Phương pháp này khá đơn giản và hiệu quả, nhưng có thẻ gây sẹo, vùng da sau khi đốt rất khó hồi phục, đòi hỏi bác sĩ có tay nghề cao.  

  • Phẫu thuật cắt bỏ

Phương pháp này chỉ áp dụng với các mụn sùi mào gà kích thước lớn, bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt đứt hoàn toàn mụn sùi. Bạn sẽ cần gây tê tại chỗ hoặc toàn thân cho điều trị này. Nhược điểm: Bệnh nhân mất nhiều thời gian hồi phục, có thể bị đau sau phẫu thuật.

  • Điều trị bằng laser

Bác sĩ sử dụng một chùm ánh sáng laser cường độ cao để đốt sùi mào gà. Phương pháp này thường tốn kém, nên chỉ được điều trị cho sùi mào da to, mọc độc lập trên diện rộng, không thể đốt sùi ở day phanh hãm bao quy đầu vì dễ ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của nam giới.

Các mụn sùi được điều trị triệt để, khó tái phát nhưng bề mặt đốt hồi phục chậm, dễ bị viêm nhiễm, xuất hiện sẹo.

  • Công nghệ ALA-PDT

Công nghệ ALA-PDT: Ứng dụng tác động qua lại của ánh sáng, oxy và chất cản quang để tiêu diệt mụn sùi, giúp tăng sinh tế bào mới trên bề mặt da.

Đây là công nghệ hiện đại nhất hiện nay, mụn sùi biến mất trong vòng 3 ngày. Các ưu điểm vượt trội khác như không gây đau đớn, mụn sùi triệt tiêu hoàn toàn, ít có khả năng tái phát. Tuy nhiên chí phí điều trị sẽ cao hơn.

Chữa bệnh sùi mào gà bằng bài thuốc dân gian, nên hay không?

Hiện nay một số thông tin trên mạng chia sẻ cách chữa sùi mào gà bằng các bài thuốc dân gian như lá trầu không, tỏi, nghệ tươi, giấm táo, lô hội… Vì muốn tiết kiệm chi phí và cách thực hiện đơn giản nên có khá nhiều người đã thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào chứng minh hiệu quả của  những phương pháp này.

Author Info

dladmin@491

No Comments

Comments are closed.