ĐIỀU TRỊ VIÊM NANG KHÔNG KHÓ NHƯ BẠN NGHĨ

Viêm nang lông gây phiền toái cho cơ thể bạn, chúng khiến da bạn khô ráp nhất là vào mùa đông, bạn sẽ thấy ngứa do lớp da khô đang bong tróc. Hiện tượng viêm xảy ra ở một vài nang lông nhưng cũng có thể ở nhiều nang lông cùng lúc. Viêm nang lông có thể xuất hiện ở mọi vùng da trên cơ thể, từ vùng mặt, râu, vùng da đầu, vùng gáy, cánh tay, chân, thân mình, vùng mông…

Những biểu hiện của bệnh thường gặp
Đây là căn bệnh ngoài da phổ biến, bạn có thể thấy những dấu hiệu sau

-Triệu chứng đầu tiên của bệnh sẽ là ngứa dưới da

-Xuất hiện mụn mủ, mụn trắng

-Da khô và tạo thành những mảng sừng, vảy trắng, rất thiếu thẩm mỹ

-Lông sẽ mọc tròn cuộn dưới da, nhiều trường hợp gây u nhọt

-Khi phát hiện ra những dấu hiệu trên bạn không nên gãi mạnh hoặc nặn mụn mủ sẽ khiến nguy cơ lây lan cao sang các vùng da xung quanh.

Biểu hiện viêm nang lông

Nguyên nhân gây viêm nang lông
– Di truyền: Theo các thống kê thì có tới 60% những người mắc bệnh viêm nang lông đều có người thân mắc bệnh này trước đó. Tuy vẫn chưa chắc chắn 100% là bệnh viêm nang lông viêm lỗ chân lông có lây qua di truyền hay không nhưng tốt nhất mọi người vẫn nên cảnh giác và phòng bệnh từ sớm.
– Do vệ sinh kém: Vệ sinh da kém sẽ làm cho các tế bào chết và dịch tiết bã nhờ tích tụ trong lỗ chân lông, đây chính là nơi ở thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển gây nên viêm mủ chân lông.
– Do tẩy lông không đúng cách: Việc cạo, nhổ, tẩy lông không đúng cách chính là thủ phạm gây nên viêm nang lông viêm lỗ chân lông. Việc cạo nhổ lông không đúng có thể khiến da bị trầy xước, tổn thương và gây nhiễm trùng da khiến vùng chân lông bị viêm nhiễm trầm trọng. Thường bị ở vùng nách, chân lông, vùng kín.
– Do thuốc kháng sinh: Việc sử dụng nhiều loại thuốc kháng sinh trong một thời gian dài sẽ làm cho các vi khuẩn có lợi trong cơ thể bị tiêu diệt và dễ tạo điều kiện cho các vi khuẩn kỵ khí phát triển gây nên tình trạng viêm da.
– Do tuyến bã dầu hoạt động mạnh: ở một số cơ địa có tuyến mồ hôi dầu hoạt động mạnh tiết ra nhiều chất dầu làm bịt kín các nang lông, ngăn cản sự phát triển của sợi lông chính điều này đã tạo cơ hội cho vi khuẩn, nấm, virus dưới da phát triển và gây bệnh.

Sự hình thành viêm nang lông

Cách điều trị viêm nang lông
Viêm nang lông, viêm lỗ chân lông nếu như không được điều trị sớm thì bệnh có thể nặng hơn gây mụn đinh vô cùng khó điều trị. Tình trạng nhiễm trùng nặng kéo dài sẽ làm tổn thương da trầm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như thẩm mỹ làn da. Vì vậy tìm cách điều trị viêm lỗ chân lông sớm là việc vô cùng cần thiết, dưới đây là một số cách điều trị mà bạn có thể tham khảo như sau:

-Dùng mẹo dân gian trị viêm nang lông viêm lỗ chân lông

-Điều trị viêm nang lông viêm lỗ chân lông bằng thảo dược đông y.

Diễn biến viêm nang lông dai dẳng, hay tái phát do những yếu tố thuận lợi như môi trường ô nhiễm, nóng và ẩm. Cải thiện môi trường sẽ giúp cho điều trị hiệu quả hơn và tránh tái phát bệnh. Rất nhiều bệnh nhân bị tái phát sau điều trị hoặc bệnh trở nên dai dẳng khó điều trị. Biến chứng có thể xảy ra nặng hơn là gây nhọt, nhọt cụm và viêm mô dưới da.Có thể sử dụng các loại xà phòng diệt khuẩn hoặc benzoyl peroxide để phòng ngừa tái phát.

Điều trị theo bác sĩ
– Điều trị tại chỗ: Có thể dùng các thuốc bôi chống nhiễm trùng như betadin, cồn iode, các loại kem hoặc mỡ kháng sinh như bactroban, fucidin…
– Điều trị toàn thân: trường hợp viêm nặng và tái phát có thể dùng thuốc đường toàn thân.
– Kháng sinh: trong trường hợp viêm nang lông do tụ cầu có thể sử dụng kháng sinh đường toàn thân khi cần thiết. Các kháng sinh thuộc nhóm õ-lactamin, amoxillin, nhóm cephalosporin, cyclin, co-trimoxazol, ciprofloxacin và metronidazol. Liều lượng và cách sử dụng theo tình trạng bệnh và hướng dẫn của nhà sản xuất.
– Viêm nang lông do vi khuẩn Gram âm: cần phải ngừng kháng sinh đang sử dụng, rửa benzoyl peroxide và cho ampixillin hoặc co-trimoxazol. Trong một số trường hợp phải cho Isotretinoin. Tuy nhiên, isotretinoin là thuốc có thể gây một số tác dụng phụ nguy hiểm, đặc biệt có thể gây quái thai ở phụ nữ khi sử dụng thuốc này nên cần phải có chỉ định của thầy thuốc.
– Viêm nang lông do nấm: sử dụng các thuốc chống nấm bôi và phối hợp với thuốc uống. Thuốc bôi như Nizoral, Canesten, Mycoster…. Có nhiều loại thuốc chống nấm đường uống như itraconazole 100mg uống 2viên/ngày trong 14 ngày hoặc terbinafine uống 250mg/ngày trong 14 ngày. Đối với nấm men candida dùng itraconazole 100mg uống 2viên/ngày trong 14 ngày, hoặc fluconazol 150mg uống 2viên/ngày trong 14 ngày.
– Viêm nang lông do vi rút herpes, có thể bôi kem acyclovir 6lần/ngày và uống acyclovir 400mg 3lần/ngày hoặc 200mg 5lần/ngày, hoặc valacyclovir 500mg uống 2 lần/ngày.
– Viêm nang lông do demodex: có thể dùng kem permethrin bôi hoặc kem metronidazol phối hợp với uống metronidazol 1g/ngày trong 1 tuần.
Chú ý: đối với viêm nang lông hay tái phát cần tìm nguyên nhân, phát hiện các ổ vi trùng ở các hốc mũi, hậu môn… và tránh làm xây xước da do cạo râu bằng cách cắt râu bằng kéo.
Khi mắc bệnh, dù chỉ rất nhẹ cũng nên đến khám bệnh để có phương pháp điều trị đúng đắn, chớ coi thường vì dân gian có câu: “Cái sảy nảy cái ung” để nói đến trường hợp lúc đầu chỉ là viêm nang lông thông thường nhưng có thể gây biến chứng nặng thành nhọt, đinh râu.

Author Info

dladmin@491

No Comments

Comments are closed.