NGĂN CHẶN BỆNH TỔ ĐỈA TÁI PHÁT

Hiện nay, số người mắc bệnh tổ đỉa ngày càng tăng và khiến nhiều người không ít lo lắng. Đây là một bệnh ngoài da khá phổ biến và thường khu trú tại lòng bàn tay và lòng bàn chân, khiến nhiều người gặp không ít khó khăn trong sinh hoạt cũng như trong công việc hàng ngày. Bệnh khó điều trị nhưng lại dễ tái phát, do đó khi chữa trị bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc điều trị để bệnh không có cơ hội quay lại.
Triệu chứng

Bệnh tổ đỉa là căn bệnh thường gặp với vị trí khu trú chủ yếu là lòng bàn tay, bàn chân. Bệnh xuất hiện ở mọi độ tuổi, ở cả nam giới và nữ giới, bao gồm một số triệu chứng hay gặp dưới đây:
– Mụn nước màu trắng trong là triệu chứng chính, kích thước nhỏ khoảng 1mm, nằm sâu, chắc, khó vỡ, thường tập trung thành từng chùm hơi gồ trên mặt da. Đôi khi nhiều mụn nước kết tụ thành bóng nước lớn.
– Vị trí: 90% là gặp ở lòng bàn tay và các rìa ngón tay hoặc là chỉ gặp một trong hai chỗ đã nói trên, còn ở lòng bàn chân và rìa ngón chân thì ít gặp hơn. Tổn thương thường đối xứng và bệnh thường không bao giờ vượt quá cổ tay, cổ chân.
– Bệnh thường xảy ra từng đợt, trước khi nổi mụn nước thường có cảm giác ngứa, rát, một số trường hợp kèm tăng tiết mồ hôi. Mụn nước của bệnh tổ đỉa thường có xu hướng khô ít khi tự vỡ, rồi để lại một điểm dày sừng màu vàng đục, tróc da.
– Khi bị nhiễm khuẩn thì mụn nước hoặc bóng nước sẽ đục, sưng đỏ kèm theo sưng hạch bạch huyết ở vùng kế cận và người bệnh nóng sốt.
– Bệnh tổ đỉa được các bác sĩ da liễu coi như một loại chàm (eczema). Nhưng khác eczema, tổ đỉa chỉ nổi ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và ria ngón tay chân, còn eczema thì có thể gặp ở bất cứ vị trí nào trên da. Mặt khác, mụn nước tổ đỉa thường to, sâu, chắc, khó vỡ hơn mụn nước eczema.
Chữa trị Tây y
Bệnh tổ đỉa sẽ tiến triển dai dẳng, hay tái phát theo chu kỳ thành mạn tính, kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, trở ngại nhiều cho sinh hoạt, lao động nếu không được điều trị đúng đắn. Khi mắc bệnh tổ đỉa, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc uống hoặc thuốc bôi ngoài da tùy vào mức độ thương tổn mà bệnh gây ra.
– Bôi các loại kem và mỡ: Sicorten, Lorinden, Halog, Diproson, Fucicort, Flucina…
– Uống một trong các loại thuốc: Clarytine, Histalong, Hismanal, Zirtine, Cézil: Viên 10 mg, ngày uống 1 viên.
– Nếu có bội nhiễm, nên dùng một đợt kháng sinh Erythromycin 0,5 g x 3-4 viên/ngày trong 5-7 ngày.
Bệnh nhân hạn chế gãi hoặc chà xát lên vùng tổn thương. Và đặc biệt KHÔNG tự ý uống, bôi thuốc mà phải theo chỉ định của bác sĩ.
Mẹo dân gian
Nhiều người khi bị bệnh tổ đỉa đã không khỏi lo lắng và tìm nhiều cách để chữa trị bệnh dứt điểm. Sử dụng khá nhiều bài thuốc từ đông y cho đến tây y nhưng vẫn không giảm và bệnh ngày càng phát triển, khiến nhiều người lại càng lo lắng hơn. Từ đó, nhiều người chuyển sang sử dụng các bài thuốc từ dân gian để chữa bệnh tổ đỉa với mong muốn sẽ khỏi bệnh. Phòng khám da liễu Hà Nội sẽ giới thiệu một số cách chữa trị dân gian để các bạn tham khảo:
– Lá đào tươi
Chuẩn bị một nắm lá đào tươi vừa đủ, đem rửa sạch, giã nhỏ chúng, và dùng đắp vào những vùng bị bệnh tổ đỉa trong 30 phút, rồi rửa sạch lại. Lưu ý, nên vệ sinh vùng da trước khi đắp thuốc vào. Người bệnh nên kiên trì sử dụng bài thuốc này 2 lần mỗi ngày và trong 1 tuần bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả của nó mang lại
– Lá ổi
Bạn có thể sử dụng lá ổi, lá trà xanh  vò nát rồi đem nấu thành nước thuốc. Sử dụng nước thuốc này bằng cách ngâm vùng da bị bệnh tổ đỉa vào và chà rửa thật nhẹ nhàng, tránh chà mạnh và làm ảnh hưởng đến da. Ngâm rửa trong 20 phút rồi thì lau khô và có thể bôi thuốc theo chỉ định của bác sĩ
– Khế chua
Bài thuốc này sử dụng vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ là tốt nhất. Đầu tiên bạn dùng khế chua cắt lát rồi đem nướng trên than đỏ, khi thấy lát khế chua  đã thật nóng thì đặt vùng chân hoặc vùng tay bị bệnh tổ đỉa lên trên lát khế và giữ cho đến khi chúng nguội hẳn. Để nguyên như vậy và đi ngủ. Áp dụng thường xuyên vào mỗi tối sẽ giúp làm giảm những triệu chứng ngứa ngáy khó chịu của bệnh tổ đỉa, từ đó sẽ nhanh chóng khỏi bệnh.

Bệnh nhân lưu ý, trên đây chỉ là một số mẹo dân gian mang tính chất tham khảo, nếu áp dụng phải chú ý đến yếu tố vệ sinh để đảm bảo không bị viêm nhiễm và khiến bệnh nặng hơn. Khi nhận thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào của bệnh, phải đến ngay cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị kịp thời.
Cách phòng bệnh quay lại
Tổ đỉa rất khó chữa trị bởi nguyên nhân gây bệnh chưa gây bệnh chưa rõ ràng, vì vậy sau khi điều trị bệnh thuyên giảm hoặc khỏi hẳn thì bệnh nhân vẫn phải tuân thủ nguyên tắc điều trị mà bác sĩ đưa ra, dưới đây là một số lưu ý để tránh bệnh tái phát:
– Những người có cơ địa yếu và dễ bị dị ứng thì nên tránh tiếp  xúc với các hóa chất như nước rửa chén, xà phòng, chất tẩy rửa… nên sử dụng đồ bảo hộ như găng tay cao su để hạn chế những vùng da nhạy cảm tiếp xúc với những chất độc hại này.
– Khi làm việc trong môi trường độc hại, tiếp xúc thường xuyên với hóa chất thì bạn nên mang đồ bảo hộ lao động, đeo khẩu trang chống độc…
– Giữ cho bàn chân luôn sạch sẽ và khô thoáng, tránh bịẩm ướt và làm hại đến làn da, đặc biệt là các kẽ ngón chân.
=> “Dai dẳng như tổ đỉa” là câu nói vui mà các bác sĩ thường dùng khi nhắc đến căn bệnh này. Bệnh thường dai dẳng, khó chữa trị chính vì vậy trong và sau quá trình điều trị, người bệnh không được chủ quan, cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh tái phát.

Author Info

dladmin@491

No Comments

Comments are closed.