NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH CHỮA TRỊ BỆNH Á SỪNG

Bệnh á sừng ngày càng xuất hiện nhiều, đặc biệt là khi mùa đông đang đến. Bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi, gây ra sự đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân. Mặc dù nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa xác định rõ ràng nhưng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành y học, các phương pháp chữa bệnh á sừng ngày càng hiệu quả, giúp những người sống chung với căn bệnh này vẫn có thể vui sống và sinh hoạt bình thường. Vậy có những cách chữa trị nào ? cùng nghe các bác sĩ da liễu của chúng tôi chia sẻ trong bài viết dưới đây.
1. Triệu chứng bệnh Á sừng
– Dày sừng ở da đầu ngón chân, tay, gót chân: Làn da khô, đỏ ở các đầu ngón tay, chân ranh giới không rõ ràng.
– Các dát đỏ có thể lan rộng ra ở bàn tay, bàn chân, gót chân. Vào mùa hè, thương tổn có thể đỏ, ngứa nổi mụn nước như trong bệnh tổ đỉa, lâu ngày có thể làm các móng xù xì, lỗ chỗ.
– Vào mùa đông khi độ ẩm trong không khí thấp, tình trạng nứt nẻ càng nặng thêm, phần da bệnh thường bị nứt toác ra, rớm máu, đau đớn, có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc. Nếu tiếp xúc với bột giặt, các chất tẩy rửa, các loại nước bẩn, xăng, dầu, khói thuốc, hóa chất… thì bệnh càng nặng thêm.
– Người bệnh cũng dễ có nguy cơ nhiễm nấm, vi khuẩn tại các vùng tổn thương. Với các trường hợp viêm da tiếp xúc chủ yếu là các trường hợp viêm da trong công nghiệp.
– Bệnh thường gặp ở các bà nội trợ, người làm nông nghiệp, công nhân giặt, công nhân nhà máy xà phòng, thợ làm tóc hay kỹ thuật viên y tế. Các yếu tố thuận lợi là cọ xát, sang chấn, độ ẩm thấp
2. Nguyên nhân
Nguyên nhân gây bệnh á sừng hiện nay vẫn chưa được xác định chính xác, tuy nhiên có 1 số nguyên nhân có thể kể đến như:
+ Yếu tố di truyền: hiện chưa có nghiên cứu nào công bố về tỉ lệ di truyền của bệnh, tuy nhiên theo các nghiên cứu lâm sàng thì tỷ lệ người mắc á sừng có bố mẹ mắc bệnh này khá cao.
+ Vào mùa hè, thương tổn có thể đỏ, ngứa nổi mụn nước như trong bệnh tổ đỉa, lâu ngày có thể làm các móng xù xì, lỗ chỗ.
+ Vào mùa đông khi độ ẩm trong không khí thấp, tình trạng nứt nẻ càng nặng thêm, phần da bệnh dễ bị nứt toác ra, rớm máu, đau đớn, có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc.
3. Cách chữa trị
Một số mẹo dân gian:
– Lá sung + lá đu đủ + khoai tây
Đây là cách chữa á sừng đơn giản, các nguyên liệu dễ dàng tìm thấy trong vườn nhà bạn. Cách làm: bạn lấy lá sung, lá đu đủ, khoai tây xay nhuyễn với nhau thành hỗn hợp . Trước khi đắp hỗn hợp lên vết thương, bạn nên rửa mặt sạch bằng nước trà xanh để sát khuẩn và đem lại hiệu quả cao hơn. Bạn nên sử dụng hỗn hợp từ 1-2 tiếng vào buổi tối trước khi đi ngủ, liên tục trong khoảng 1 tuần.
– Sử dụng rau răm
Sài đất đem rửa sạch, đun sôi để ấm rồi dùng để rửa tay; rau răm rửa sạch rồi giã nát đắp vào vết nứt ở tay. Mỗi ngày đắp 1-2 lần mỗi lần 1 tiếng.
– Lá trà xanh
Dùng trà xanh ngâm chân và lá trà xanh chà xát vào chỗ nứt nẻ rất hiệu quả. Bạn sử dụng một bó trà xanh, rửa sạch, đun sôi trong khoảng 15 phút sau đó cho một ít muối để nước ấm thì ngâm tay, chân. Thực hiện 1 tiếng/1đêm. Có thể dùng lá trà xanh xát vào vùng da bị mụn nước, nứt nẻ để giúp mụn nước khô miệng, không bị loét. Nếu phù hợp bạn sẽ cảm giác chân dịu đi ngay trong lúc ngâm, ngược lại nếu thực hiện trong khoảng 1 tuần điều trị mà vẫn không thấy dấu hiệu bệnh thuyên giảm thì bạn nên áp dụng cách chữa trị khác hiệu quả hơn.
– Cây đinh lăng và cây huyết dụ
Theo các bài thuốc dân gian, bệnh á sừng cũng có thể chữa trị bằng cây đinh lăng kết hợp cây huyết dụ. Cách làm vô cùng đơn giản: Bạn lấy 1 nắm cây đinh lăng và cây huyết dụ (cây huyết dụ bằng ½ đinh lăng) đem rửa sạch và cắt nhỏ như thuốc bắc, sau đó đem lên sắc nước uống sao cho vừa miệng. Nếu khó uống, bạn có thể kết hợp với đường hoặc cho 1 ít cam thảo. Hai loại lá này uống vào không sợ tăng cân, có tính mát nên tốt cho cơ thể bạn có thể uống thay nước.
Điều trị bằng Tây y
Phương pháp điều trị hiện nay các bác sĩ hay dùng đó là thuốc bôi bạt sừng, tạo sừng như axit salixilic, diprosalic, betnoval kết hợp với thuốc kháng sinh tác động ngay tại vùng da bệnh hoặc toàn thân nếu bị nhiễm khuẩn phụ, dùng các thuốc chống nấm nếu có nhiễm nấm như mỡ nizoral, dẫn xuất imidazol, griseofulvin. Trường hợp nặng có thể phải dùng corticoid, kháng histamin.
Khi có biểu hiện của bệnh, bệnh nhân nên đi khám tại chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán bệnh và hướng dẫn cụ thể hơn. Không nên tự ý sử dụng thuốc, chỉ được sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ vì thuốc điều trị bệnh da liễu có nhiều tác dụng phụ, dùng không đúng sẽ lợi bất cập hại.
4. Chế độ ăn uống, sinh hoạt của bệnh nhân á sừng
– Hạn chế tiếp xúc với hóa chất: xà phòng, dầu gội, sữa tắm, nước rửa bát… Phải đeo găng tay khi tiếp xúc với những hóa chất đó.
– Thận trọng khi sử dụng mỹ phẩm: các loại nước hoa, các loại son phấn, kem dưỡng da….
– Thận trọng với thời tiết: khi thời tiết thay đổi những người có cơ địa dị ứng, mẫn cảm với môi trường, cần phải chú ý trang bị đầy đủ như: đeo kính, đeo khẩu trang, găng tay…
– Thận trọng với các món ăn lạ
+ Đồ ăn nhiều protein và chất tanh: tôm, cua, ghẹ, măng, cà, lạp xưởng, xúc xích, gà, đồ hộp, trứng,…
+ Đồ uống có chất kích thích: rược, bia, cafe, trà, thuốc lá, tiêu, ớt…
+ Các đồ ăn có chứa chất béo: đường, sữa, mỡ, bơ, chocolate, đồ ngọt tổng hợp….Ngoài ra người bị viêm da cơ địa nên dùng các thực phẩm giàu vitamin A, B, C và các thức ăn dễ tiêu, chống táo bón: cà chua, khoai lang ruột vàng, đu đủ, chuối tiêu. Ăn những loại rau xoắn như cải xoắn, súp lơ, bắp cải, mướp đắng….
+ Có thể ăn những loại thực phẩm chứa nhiều omega3 và chất kẽm có trong cá hồi, cá thu, cá ba sa, canh nghêu, sò. Một tuần có thể ăn thịt bò 1-2 lần, ăn thịt lợn, đậu phụ, thịt ếch…Với bệnh này tăng cường ăn nhiều rau, uống nhiều nước mát hằng ngày rất tốt cho quá trình điều trị.
+ Cần có chế độ ăn uống hợp lý theo một giờ nhất định, chịu khó tập thể dục thể thao để bài tiết mồ hôi.
+ Đối với những trường hợp bị phù nề, rịn nước nên giảm thức ăn có nhiều nước như: chanh, súp, uống ít nước, không uống nước cam nước chanh…
Chú ý: Trong thời gian điều trị bằng thuốc nam thì không ăn rau muống, đậu xanh, thịt gà, đồ nếp, rau má…. sẽ làm mất tác dụng của thuốc.
– Tắm bằng các loại cây lá:
• Sài đất + chó đẻ răng cưa
• Kinh giới + lá trầu
• Cây vòi vòi
• Vỏ xoan hoặc vỏ cây xà cừ + lá trầu không
• Xấu hổ, cây cứt lợn để đun nước tắm
• Kim ngân hoa + bồ công anh
Ngoài ra có thể sử dụng lá trầu không, kim ngân hoa, bồ công anh, chó đẻ răng cưa để rửa vết thương hoặc ngâm vết thương. Khi vết thương có hiện tượng bài tiết dịch thì có thể giã lá trầu không hoặc lá lược vàng cho ít muối, đặt lên bếp đun sôi để ấm ấm đắp vào vết thương. Hoặc lấy băng gạc lau khô đi và tăng cường bôi thuốc.
>> Ngày càng có nhiều phương pháp chữa trị á sừng hiệu quả nhưng nhiều bệnh nhân vẫn đang loay hoay không biết cách điều trị nào là phù hợp. Hãy đến các Phòng khám uy tín để được bác sĩ tư vấn, chỉ định sử dụng thuốc nếu các mẹo dân gian bạn áp dụng không đem lại hiệu quả. Với kinh nghiệm, chuyên môn giỏi các bác sĩ tại Phòng khám Da liễu Hà Nội đã chữa trị thành công cho hàng trăm bệnh nhân á sừng, giúp họ tự tin trong cuộc sống và làm việc dễ dàng, hiệu quả.

Author Info

dladmin@491

No Comments

Comments are closed.