TRIỆU CHỨNG ĐIỂN HÌNH CỦA BỆNH VẢY NẾN

Bệnh vảy nến là bệnh rất hay gặp, cơ chế bệnh sinh chưa rõ ràng. Mặc dù có nhiều tiến bộ trong điều trị với nhiều phương pháp hiện đại, song cho đến nay chưa có một phương pháp nào có thể điều trị hoàn toàn bệnh vảy nến. Để phòng tránh bệnh vảy nến cần có chế độ sinh hoạt điều độ và chữa trị hợp lý để bệnh không tiến triển xấu cũng như các biến chứng khi đã mắc bệnh.
1. Bệnh vảy nến là gì ?
Vảy nến là một bệnh ngoài da khá phổ biến gặp ở mọi lứa tuổi, mọi chủng tộc và bất kỳ đâu. Bệnh vảy nến là bệnh tự miễn dịch kéo dài, do sự rối loạn nội tiết tạo nên một màng ngăn bám chặt trên da. Màng bám này sản sinh tế bào nhanh gấp 10 lần tế bào bình thường rồi chết. Thay vì chết đi như tế bào bình thường thì nó bám trên da và tạo thành vảy màu trắng như vỏ xà cừ.
2. Nguyên nhân
– Yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân được các nghiên cứu đề cập đến. Bệnh vảy nến có tính chất gia đình, do vậy nếu trong nhà có người vảy nến thì nguy cơ bạn mắc bệnh sẽ cao hơn người bình thường.
– Sự thay đổi cơ chế miễn dịch làm rối loạn quá trình biệt hóa tế bào sừng.
Ngoài ra còn có một số các yếu tố khác tạo thuận lợi cho bệnh phát triển nhanh:
– Người có bệnh nhiễm khuẩn hoặc bệnh mạn tính
– Bị chấn thương thượng bì
– Chấn thương tâm lý có thể làm bệnh thôi tái phát hoặc bệnh nặng hơn
– Sự rối loạn nội tiết; rối loạn chuyển hóa do nghiện rượu, môi trường, khí hậu…
3. Triệu chứng
– Đỏ da
Kích thước to nhỏ nhỏ khác nhau khoảng vài cm, có khi tạo thành mảng có giới hạn rõ ràng, số lượng nhiều hay ít tùy thuộc vào từng bệnh nhân
– Thương tổn da
Thương tổn da điển hình là dát đỏ có vảy hình tròn hoặc bầu dục, có đặc điểm ấn kính mất màu, ranh giới rõ với da lành; vị trí chủ yếu ở vùng tì đè. Có vảy trắng khô, dễ bong, nhiều tầng xếp lên nhau, khi cạo hết các lớp vảy nền da dưới đỏ tươi.
– Thương tổn móng
Khoảng 30-40% bệnh nhân có thương tổn ở móng tay, móng chân: Móng ngả màu vàng, tách móng; có các chấm rõ trên bề mặt.
– Thương tổn khớp
Biểu hiện hay gặp của bệnh nhân là viêm khớp mạn tính, biến dạng nhiều khớp, cứng khớp
– Thương tổn niêm mạc
Thường gặp ở niêm mạc quy đầu là những vết màu hồng, không thâm nhiễm, giới hạn rõ, không hoặc có ít vảy, tiến triển mạn tính. Ở lưỡi, giống viêm lưỡi hình bản đồ hoặc viêm lưỡi phí đại tróc vảy. Ở mắt, hình ảnh viêm kết mạc, viêm giác, viêm mí mắt.
4. Biến chứng
Bệnh vảy nến tồn tại suốt đời, tiến triển thất thường theo từng đợt, sau 1 đợt cấp phát bệnh có thể ổn định, tạm lắng một thời gian. Các vị trí như khuỷu tay, đầu gối thường dai dẳng và rất lâu khỏi. Trong quá trình tiến triển thương tổn có thể lây lan các vị trí xung quanh, khi khỏi sẽ để lại vết thâm hoặc vết màu trắng. Sau một thời gian, bệnh sẽ tái phát tại vị trí bị thương tổn cũ. Nhìn chung, thể trạng người bệnh không bị ảnh hưởng nhiều trừ các bệnh nhân bị thể mủ, đỏ rát.. Một số biến chứng thường gặp:
– Chàm hóa, bội nhiễm, ung thư da
– Đỏ da toàn thân
5. Điều trị
Hiện nay chưa có thuốc nào chữa khỏi hoàn toàn bệnh vảy nến. Nhưng nếu điều trị một cách hợp lý cùng với việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân và có 1 chế độ sinh hoạt điều độ thì duy trì được sự ổn định của bệnh. Hạn chế những đợt bùng phát và cải thiện được chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Để điều trị bệnh, bệnh nhân có thể sử dụng các thuốc bong vảy, khử oxy, chống viêm. Bệnh nhân tuyệt đối không sử dụng các dược phẩm chứa corticoid. Bệnh vảy nến có tiến triển rất thất thường nên không thể lơ là được, không được tự ý bỏ thuốc ki thấy bệnh có dấu hiệu thuyên giảm hay biến mất.
Nguyên tắc điều trị tối ưu hiện nay là:
– Làm sạch thương tổn nhanh chóng
– Hạn chế tái phát
– An toàn, ít độc hại , rẻ tiền, dễ áp dụng

Author Info

dladmin@491

No Comments

Comments are closed.