TRIỆU CHỨNG VÀ CÁC GIAI ĐOẠN CHUYỂN BIẾN CỦA BỆNH CHÀM

Chàm là căn bệnh ngoài da thường xảy ra ở trẻ em, song thực tế người lớn cũng bị. Chàm được biết đến là căn bệnh viêm da dị ứng và đặc điểm của nó là viêm và nổi mụn nhỏ. Da sẽ ngứa ngáy kinh khủng và loét ra. Cho dù xảy ra ở người lớn hay trẻ em, thì đây cũng là căn bệnh rất khó chữa.

CÁC GIAI ĐOẠN CHUYỂN BIẾN

Bệnh chuyển biến thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ có những biểu hiện khác nhau:

 Giai đoạn tấy đỏ: Bắt đầu ngứa hay là cảm giác nóng rồi trở thành đỏ phù và nóng. Có thể phù ở những vùng da lỏng lẻo như mi mắt, bao quy đầu. Trên bề mặt xuất hiện những hạt nhỏ màu trắng mà sau này sẽ tạo thành mụn nước.

 Giai đoạn nổi mụn nước: Ban đầu, da đỏ lên và các mụn nước li ti được hình thành và lan rộng ra các vùng da lành khác. Mụn nước có chứa dịch trong, xuất hiện dày đặc gây cảm giác ngứa, rát.

– Giai đoạn chảy nước:
 Mụn nước có thể vỡ đi do bệnh nhân gãi hoặc vỡ dập tự nhiên, nước vàng chảy ra, khi thì từng giọt, khi thì dính vào quần áo. Đến giai đoạn này, mảng chàm lổ chổ nhiều vết hình tròn còn gọi là giếng chàm (giai đoạn này dễ bị bội nhiễm). Huyết thanh thấm ra ngoài, nếu lấy một vật gì đậy lại thì sau một thời gian huyết thanh sẽ tạo thành một mảng dày.

– Giai đoạn da nhẵn: Đó là khi sau một thời gian lớp vảy của huyết thanh đọng trên da bị bong ra và để lại lớp da mỏng, nhẵn bóng.

– Giai đoạn bong vảy da: Lớp da mỏng trên rạn nứt và bong vảy sau đó tăng sắc tố da và dày hơn. Sau thương tổn da sẽ trở lại bình thường và không dể lại sẹo trên da.

Chàm bớt

TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH CHÀM

Ngứa: Đây là triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân mắc bệnh chàm. Ngứa cũng là dấu hiệu đầu tiên khi các thương tổn da xuất hiện. Khi bệnh nhân càng gãi, cơn ngứa càng kéo dài hơn và làm cho da trở nên trầm trọng hơn. Tình trạng ngứa cũng khó chịu hơn về đêm và khi thời tiết chuyển sang mùa lạnh.

Sẩn đỏ và mụn nước : Đây cũng là những dấu hiệu khởi phát khi mới mắc bệnh. Trên da sẽ xuất hiện những mụn đỏ không rõ ranh giới cùng với đó là các đám sẩn và mụn nước có dịch trong. Bệnh nhân sẽ có cảm giác nóng rát và ngứa ngáy ở vùng da bị nhiễm bệnh chàm.

Chảy dịch và đóng vảy tiết: Sau một thời gian xuất hiện, các đám mụn nước sẽ bắt đầu có hiện tượng chảy dịch do gãi, tác động từ bên ngoài. Các vết trợt do mụn nước vỡ sẽ để lại trên da, có khả năng hình thành bội nhiễm tạo thành các mụn mủ. Sau khi dịch tiết vỡ ra khô lại, trên da của bệnh nhân sẽ có hiện tượng đóng vảy tiết.
Trong giai đoạn mụn nước vỡ, bệnh nhân càng gãi sẽ càng làm cho dịch tiết lan nhanh ra những vùng da lành.

Bong tróc da: Sau khi các vảy tiết bị tróc đi, da sẽ trở nên nhẵn và hơi cứng. Lớp da này sẽ nhanh tróng dày lên và tróc đi khiến cho bệnh nhân mất tự tin vào bản thân, ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Các triệu chứng trên có thể lặp lại và đan xen với nhau đối với bệnh nhân mắc bệnh chàm cơ địa mãn tính.

CẦN LÀM GÌ KHI BỊ CHÀM DA

– Tránh tiếp xúc trực tiếp hóa chất, nên có biện pháp bảo vệ khi tiếp xúc hóa chất như găng tay. Thay thế các loại sữa tắm dễ kích ứng da.
– Tránh sử dụng mỹ phẩm khi không cần thiết. Nếu cần sử dụng mỹ phẩm nên thử trên một vùng da nhỏ để xem có kích ứng không.
– Không nên ăn các món ăn lạ. Hạn chế sử dụng một số thực phẩm như hải sản, các món cay nóng, các món có mùi tanh,…
– Hạn chế lạm dụng các loại thuốc trị bệnh chàm cơ địa. Đây là biện pháp để không làm phức tạp thêm tình trạng bệnh.
Bệnh chàm là một trong số những bệnh ngoài da khó chữa và dễ tái phát. Tuy nhiên nếu kiên trì và có liệu trình điều trị phù hợp bệnh sẽ được chữa trị triệt để. Để biết chính xác phương pháp điều trị, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ dể được tư vấn.

Author Info

dladmin@491

No Comments

Comments are closed.